Lịch Sử Văn Minh Ả Rập
Tác giả: Will Durant
Người dịch: Nguyễn Hiến Lê
NXB Văn hóa Thông tin 2006
448 trang
GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH
Cuốn Lịch sử văn minh Ả Rập, cũng như các cuốn Lịch sử văn minh Ấn Độ, Lịch sử văn minh Trung Hoa…, cụ Nguyễn Hiến Lê cũng dịch từ bản Pháp dịch của nhà Rencontre ở Lausanne, Thuỵ Sĩ. Nguyên tác tiếng Anh là Cuốn II: Islamic Civilization: 569-1258 (Văn minh Hồi giáo: 569-1258) trong Tập IV: Age of Faith[1] (Thời Trung Cổ) trong bộ The Story of Civilization (Lịch sử văn minh) của Will Durant.
Năm 569 là năm nhà tiên tri Mohomet, người khai sáng đạo Hồi, chào đời; năm 1258 là năm quân Mông Cổ cướp phá kinh đô Bagdad, chấm dứt triều đại Abbaside.
Mahomet và các người nối nghiệp chinh phục trọn bán đảo Ả Rập, sau đó “chiếm được một nửa những nước ở châu Á thuộc về đế quốc Byzantin[2], trọn Ba Tư và Ai Cập, một phần lớn Bắc Phi”, chiếm phần lớn bán đảo Iberan[3], đảo Sicile, dựng nên một đế quyết rộng mênh mông, đến năm 750, trải dài từ Đại Tây Dương tới sông Indus gồm các miền Tây Á, Trung Á, Bắc Phi, một phần Tây Nam châu Âu. Sau năm 750 chính quyền trung ương suy yếu, nhiều lãnh tụ là người Ba Tư, người Thổ Nhĩ Kỳ, người Berbère…, mỗi nhà hùng cứ một phương, đế quốc Hồi giáo bị chia cắt thành nhiều mảnh. Năm 1258, vị calife (vừa là vua vừa là giáo chủ Hồi giáo) cuối cùng của dòng Abbaside bị quân Mông Cổ giết, nhưng triều đại Mameluk ở Ai Cập vẫn còn và chính quân Ai Cập đã đánh đuổi bọn xâm lăng Mông Cổ “cứu được Syrie cho Hồi giáo, có lẽ cả châu Âu cho Kitô giáo nữa”.
Vài chương dẫn sách :
Các thi sĩ thời tiền Hồi giáo vừa ngâm thơ vừa gảy đàn hoạ theo; nhạc với thơ chỉ là một. Nhạc khí họ thích nhất là ống sáo, cây đàn “luth”, ống địch hoặc chiếc kèn (hautbois) bằng sậy và chiếc trống con. Bọn con hát trẻ thường được mời tới hát trong các bữa tiệc đàn ông; họ cũng hát trong những quán rượu; các vua chúa có một đoàn con hát để tiêu khiển cho vơi bớt nỗi lo lắng; và khi dân thành La Mecque tiến đánh Mahomet năm 624, họ dắt theo một đoàn con hát trẻ để đêm đốt lửa trại cho thêm vui và để kích thích họ khi ra trận. Ngay cả trong thời đại “dốt nát” đó, như họ nói, (tức thời Tiền Hồi giáo), bài hát Ả Rập cũng có giọng ai oán, không rườm rà, chỉ vài câu thơ cũng đủ cho họ hát cả giờ.
Người Ả Rập trong sa mạc có một tôn giáo riêng, cổ lỗ nhưng tế nhị. Họ sợ và thờ vô số thần, thần tinh thú, thần mặt trăng và thần trong lòng đất; đôi khi họ cầu khấn trời đừng phạt họ; nhưng xét chung thì họ rất sợ bọn djinn (quỉ) rất đông ở chung quanh họ, tìm mọi cách để làm dịu cơn giận của các djinn; họ an mệnh, không chống với số mạng, cầu nguyện vắn tắt chứ không dài dòng như phụ nữ, và chịu nhận là không hiểu được sự vô biên của vũ trụ. Hình như họ ít khi nghĩ tới kiếp lai sinh; vậy mà đôi khi họ cũng buộc con lạc đà ở bên cạnh mồ mả và không cho nó ăn, để người chết có lạc đà mà cưỡi, khỏi bị cái nông nỗi đi bộ lên thiên đường. Thỉnh thoảng họ giết người để tế thần; và có nơi họ thờ những phiến đá thiêng.
Trung tâm của sự thờ phụng đó là thành La Mecque. Thánh địa này phát triển không nhờ khí hậu tốt vì những núi đá trơ trọi ở chung quanh làm cho mùa hè ở đó nóng chịu không nổi; thung lũng đó là một chỗ hoang vu khô khan: trong cả khu thành không có một mãnh vườn, điều đó Mahomet đã biết. Nhưng nhờ vị trí – ở giữa đường trên bờ biển phía Tây, cách Hồng Hải sáu chục cây số – nó thành một chỗ ngừng chân tiện lợi cho các thương đoàn bất tận có khi gồm cả ngàn con lạc đà đi đi về về từ miền nam bán đảo Ả Rập (do đó, chở cả hàng hoá Ấn Độ và Trung Phi) lên miền Ai Cập, Palestine và Syrie. Những thương nhân đó hùn vốn lập hội, chi phối các chợ phiên ở Ukaz và cả những lễ nghi tôn giáo ở chung quanh điện Kaaba và phiến Đá Đen linh thiêng trong điện.
Kaaba có nghĩa là một kiến trúc vuông, và là nguồn gốc tiếng cube (hình lập phương) của Pháp. Theo các người Hồi giáo chính thống, điện Kaaba được xây dựng lại mười lần. Lần đầu tiên, hồi mới có sử, là do các thiên thần từ trên thượng giới xuống xây cất; lần thứ nhì do Adam – thuỷ tổ loài người xây cất; ba là công của Seth, con của Adam; lần thứ tư là do thánh Abraham và Imaël[21], con trai của ngài và của bà Agar…; lần thứ bảy do Kusay, chúa bộ tộc Koraishite (ở gần La Meque); lần thứ tám do các chúa bộ lạc thời Mahomet (605); lần thứ chín và thứ mười do các thủ lĩnh Hồi giáo năm 681 và 696; điện Kaaba hiện nay là điện xây cất lần thứ mười đó. Điện dựng gần đúng trung tâm một khu có tường và trụ quan (portique) bao chung quanh, khu đó gọi là Masjid Al-Haram, có nghĩa là giáo đường linh thiêng. Điện là một toà nhà hình chữ nhật bằng đá, dài 13 thước, rộng 12 thước, cao 17 thước. Trong gốc Đông Nam, cách mặt đất khoảng 1 thước rưỡi, vừa tầm mắt người cho dễ hôn, có gắn phiến Đá đen, màu huyết đậm, hình trái soan, đường kính khoảng hai tấc. Nhiều tín đồ cho rằng phiến đá đó từ trên trời đem xuống – rất có thể nó là một vẫn thiết (méteorite); đa số tin rằng nó có ở điện Kaaba từ thời Abraham. Các học giả Hồi giáo bảo nó là biểu tượng dòng dõi của Abraham bị Israël đuổi đi, mà sau thành thuỷ tổ của bộ lạc Koraishite (…).
Ở thời Tiền Hồi giáo, trong điện Kaaba có nhiều ngẫu tượng, mỗi ngẫu tượng là một vị thần. Một trong những vị thần này tên là Allah, có lẽ là thần của bộ lạc Koraishite; ba vị thần khác là con gái của Allah: bà al-Uzza, bà al-Lat và bà Manah. Sự thờ phụng đó của người Ả Rập đã có từ thời thượng cổ vì sứ giả Hy Lạp Hérodote (484?-425? trước T.L.) đã chép rằng Al-il-Lat (tức al-Lat) là một vị thượng đẳng thần của Ả Rập. Bộ lạc Khoraishite thờ Allah là thần chính, như vậy là dọn đường cho tín ngưỡng nhất thần giáo; họ bảo dân chúng La Mecque rằng Allah là thần đất đai, vậy dân chúng phải đóng thuế cho thần một phần mùa màng và những gia súc con so. Người Koraishite tự nhận là hậu duệ của Abraham và Israël, chỉ định các thầy tư tế và các người giữ điện; họ quản lí lợi tức của điện. Một thiểu số quí phái, hậu duệ của Kusay, cai trị thành La Mecque về phần dân sự…….
Nội Dung:
Niên biểu lịch sử Hồi giáo
Chương I: Mahomet - 569-632
Bán đảo Ả Rập
Mahomet ở La Mecque 569-622
Mahomet Médine 622-630
Mahomet đại thắng 630-632
Chương II: Kinh Coran
Hình thức
Phép tắc tín ngưỡng
Luân lí
Tôn giáo và quốc gia
Nguồn gốc trong kinh Coran
Chương III: Lưỡi gươm của Hồi giáo 632-1058
Các người nối nghiệp 632-660
Triều đại Omeyyade 661-750.
Triều đại Abbasside
Chương IV. Xã hội Hồi giáo 632-1058
Kinh tế
Tín ngưỡng
Dân chúng
Chính quyền
Thị trấn
Chương V: Tư tưởng và nghệ thuật Hồi giáo phương Đông 632-1058
Bác học
Khoa học
Y học
Triết học
Chủ nghĩa thần bí và tà thuyết
Văn học
Nghệ thuật
Âm nhạc
Chương VI. Hồi giáo phương Tây 641-1086
Xâm chiếm châu Phi
Văn minh Hồi giáo ở Châu Phi: 641-1058
Hồi giáo ở Địa Trung Hải: 649-1071
Hồi giáo ở Y pha Nho: 711-1086
Chương VII. Thịnh và suy của Hồi giáo 1058-1258
Hồi giáo phương Đông 1058-1250
Hồi giáo phương Tây 1086-1300
Xét qua về nghệ thuật Hồi giáo 1058-1250
...
Mời bạn đón đọc
Tác giả: Will Durant
Người dịch: Nguyễn Hiến Lê
NXB Văn hóa Thông tin 2006
448 trang
GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH
Cuốn Lịch sử văn minh Ả Rập, cũng như các cuốn Lịch sử văn minh Ấn Độ, Lịch sử văn minh Trung Hoa…, cụ Nguyễn Hiến Lê cũng dịch từ bản Pháp dịch của nhà Rencontre ở Lausanne, Thuỵ Sĩ. Nguyên tác tiếng Anh là Cuốn II: Islamic Civilization: 569-1258 (Văn minh Hồi giáo: 569-1258) trong Tập IV: Age of Faith[1] (Thời Trung Cổ) trong bộ The Story of Civilization (Lịch sử văn minh) của Will Durant.
Năm 569 là năm nhà tiên tri Mohomet, người khai sáng đạo Hồi, chào đời; năm 1258 là năm quân Mông Cổ cướp phá kinh đô Bagdad, chấm dứt triều đại Abbaside.
Mahomet và các người nối nghiệp chinh phục trọn bán đảo Ả Rập, sau đó “chiếm được một nửa những nước ở châu Á thuộc về đế quốc Byzantin[2], trọn Ba Tư và Ai Cập, một phần lớn Bắc Phi”, chiếm phần lớn bán đảo Iberan[3], đảo Sicile, dựng nên một đế quyết rộng mênh mông, đến năm 750, trải dài từ Đại Tây Dương tới sông Indus gồm các miền Tây Á, Trung Á, Bắc Phi, một phần Tây Nam châu Âu. Sau năm 750 chính quyền trung ương suy yếu, nhiều lãnh tụ là người Ba Tư, người Thổ Nhĩ Kỳ, người Berbère…, mỗi nhà hùng cứ một phương, đế quốc Hồi giáo bị chia cắt thành nhiều mảnh. Năm 1258, vị calife (vừa là vua vừa là giáo chủ Hồi giáo) cuối cùng của dòng Abbaside bị quân Mông Cổ giết, nhưng triều đại Mameluk ở Ai Cập vẫn còn và chính quân Ai Cập đã đánh đuổi bọn xâm lăng Mông Cổ “cứu được Syrie cho Hồi giáo, có lẽ cả châu Âu cho Kitô giáo nữa”.
Vài chương dẫn sách :
Các thi sĩ thời tiền Hồi giáo vừa ngâm thơ vừa gảy đàn hoạ theo; nhạc với thơ chỉ là một. Nhạc khí họ thích nhất là ống sáo, cây đàn “luth”, ống địch hoặc chiếc kèn (hautbois) bằng sậy và chiếc trống con. Bọn con hát trẻ thường được mời tới hát trong các bữa tiệc đàn ông; họ cũng hát trong những quán rượu; các vua chúa có một đoàn con hát để tiêu khiển cho vơi bớt nỗi lo lắng; và khi dân thành La Mecque tiến đánh Mahomet năm 624, họ dắt theo một đoàn con hát trẻ để đêm đốt lửa trại cho thêm vui và để kích thích họ khi ra trận. Ngay cả trong thời đại “dốt nát” đó, như họ nói, (tức thời Tiền Hồi giáo), bài hát Ả Rập cũng có giọng ai oán, không rườm rà, chỉ vài câu thơ cũng đủ cho họ hát cả giờ.
Người Ả Rập trong sa mạc có một tôn giáo riêng, cổ lỗ nhưng tế nhị. Họ sợ và thờ vô số thần, thần tinh thú, thần mặt trăng và thần trong lòng đất; đôi khi họ cầu khấn trời đừng phạt họ; nhưng xét chung thì họ rất sợ bọn djinn (quỉ) rất đông ở chung quanh họ, tìm mọi cách để làm dịu cơn giận của các djinn; họ an mệnh, không chống với số mạng, cầu nguyện vắn tắt chứ không dài dòng như phụ nữ, và chịu nhận là không hiểu được sự vô biên của vũ trụ. Hình như họ ít khi nghĩ tới kiếp lai sinh; vậy mà đôi khi họ cũng buộc con lạc đà ở bên cạnh mồ mả và không cho nó ăn, để người chết có lạc đà mà cưỡi, khỏi bị cái nông nỗi đi bộ lên thiên đường. Thỉnh thoảng họ giết người để tế thần; và có nơi họ thờ những phiến đá thiêng.
Trung tâm của sự thờ phụng đó là thành La Mecque. Thánh địa này phát triển không nhờ khí hậu tốt vì những núi đá trơ trọi ở chung quanh làm cho mùa hè ở đó nóng chịu không nổi; thung lũng đó là một chỗ hoang vu khô khan: trong cả khu thành không có một mãnh vườn, điều đó Mahomet đã biết. Nhưng nhờ vị trí – ở giữa đường trên bờ biển phía Tây, cách Hồng Hải sáu chục cây số – nó thành một chỗ ngừng chân tiện lợi cho các thương đoàn bất tận có khi gồm cả ngàn con lạc đà đi đi về về từ miền nam bán đảo Ả Rập (do đó, chở cả hàng hoá Ấn Độ và Trung Phi) lên miền Ai Cập, Palestine và Syrie. Những thương nhân đó hùn vốn lập hội, chi phối các chợ phiên ở Ukaz và cả những lễ nghi tôn giáo ở chung quanh điện Kaaba và phiến Đá Đen linh thiêng trong điện.
Kaaba có nghĩa là một kiến trúc vuông, và là nguồn gốc tiếng cube (hình lập phương) của Pháp. Theo các người Hồi giáo chính thống, điện Kaaba được xây dựng lại mười lần. Lần đầu tiên, hồi mới có sử, là do các thiên thần từ trên thượng giới xuống xây cất; lần thứ nhì do Adam – thuỷ tổ loài người xây cất; ba là công của Seth, con của Adam; lần thứ tư là do thánh Abraham và Imaël[21], con trai của ngài và của bà Agar…; lần thứ bảy do Kusay, chúa bộ tộc Koraishite (ở gần La Meque); lần thứ tám do các chúa bộ lạc thời Mahomet (605); lần thứ chín và thứ mười do các thủ lĩnh Hồi giáo năm 681 và 696; điện Kaaba hiện nay là điện xây cất lần thứ mười đó. Điện dựng gần đúng trung tâm một khu có tường và trụ quan (portique) bao chung quanh, khu đó gọi là Masjid Al-Haram, có nghĩa là giáo đường linh thiêng. Điện là một toà nhà hình chữ nhật bằng đá, dài 13 thước, rộng 12 thước, cao 17 thước. Trong gốc Đông Nam, cách mặt đất khoảng 1 thước rưỡi, vừa tầm mắt người cho dễ hôn, có gắn phiến Đá đen, màu huyết đậm, hình trái soan, đường kính khoảng hai tấc. Nhiều tín đồ cho rằng phiến đá đó từ trên trời đem xuống – rất có thể nó là một vẫn thiết (méteorite); đa số tin rằng nó có ở điện Kaaba từ thời Abraham. Các học giả Hồi giáo bảo nó là biểu tượng dòng dõi của Abraham bị Israël đuổi đi, mà sau thành thuỷ tổ của bộ lạc Koraishite (…).
Ở thời Tiền Hồi giáo, trong điện Kaaba có nhiều ngẫu tượng, mỗi ngẫu tượng là một vị thần. Một trong những vị thần này tên là Allah, có lẽ là thần của bộ lạc Koraishite; ba vị thần khác là con gái của Allah: bà al-Uzza, bà al-Lat và bà Manah. Sự thờ phụng đó của người Ả Rập đã có từ thời thượng cổ vì sứ giả Hy Lạp Hérodote (484?-425? trước T.L.) đã chép rằng Al-il-Lat (tức al-Lat) là một vị thượng đẳng thần của Ả Rập. Bộ lạc Khoraishite thờ Allah là thần chính, như vậy là dọn đường cho tín ngưỡng nhất thần giáo; họ bảo dân chúng La Mecque rằng Allah là thần đất đai, vậy dân chúng phải đóng thuế cho thần một phần mùa màng và những gia súc con so. Người Koraishite tự nhận là hậu duệ của Abraham và Israël, chỉ định các thầy tư tế và các người giữ điện; họ quản lí lợi tức của điện. Một thiểu số quí phái, hậu duệ của Kusay, cai trị thành La Mecque về phần dân sự…….
Nội Dung:
Niên biểu lịch sử Hồi giáo
Chương I: Mahomet - 569-632
Bán đảo Ả Rập
Mahomet ở La Mecque 569-622
Mahomet Médine 622-630
Mahomet đại thắng 630-632
Chương II: Kinh Coran
Hình thức
Phép tắc tín ngưỡng
Luân lí
Tôn giáo và quốc gia
Nguồn gốc trong kinh Coran
Chương III: Lưỡi gươm của Hồi giáo 632-1058
Các người nối nghiệp 632-660
Triều đại Omeyyade 661-750.
Triều đại Abbasside
Chương IV. Xã hội Hồi giáo 632-1058
Kinh tế
Tín ngưỡng
Dân chúng
Chính quyền
Thị trấn
Chương V: Tư tưởng và nghệ thuật Hồi giáo phương Đông 632-1058
Bác học
Khoa học
Y học
Triết học
Chủ nghĩa thần bí và tà thuyết
Văn học
Nghệ thuật
Âm nhạc
Chương VI. Hồi giáo phương Tây 641-1086
Xâm chiếm châu Phi
Văn minh Hồi giáo ở Châu Phi: 641-1058
Hồi giáo ở Địa Trung Hải: 649-1071
Hồi giáo ở Y pha Nho: 711-1086
Chương VII. Thịnh và suy của Hồi giáo 1058-1258
Hồi giáo phương Đông 1058-1250
Hồi giáo phương Tây 1086-1300
Xét qua về nghệ thuật Hồi giáo 1058-1250
...
Mời bạn đón đọc
Xem hướng dẫn download tại đây
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
MUA SÁCH GIẤY
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
MUA SÁCH GIẤY
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét