728x90 AdSpace

Latest News

Được tạo bởi Blogger.

Recent

About Me

Tứ Thư Tập Chú - Chu Hy

TỨ THƯ TẬP CHÚ
Tác giả: Chu Hy
Dịch giả: Nguyễn Đức Lân
NXB Văn Hóa Thông Tin 1998

1386 Trang

“TỨ THƯ TẬP CHÚ” là tên gọi tắt của sách “Tứ thư chương cú tập chú”, tác giả là Chu Hy (1130 - 1200), một nhà kinh học nối tiếng đời Tống. Ông đã chú giải 4 sách Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử, tác phẩm chú thích Tứ thư của Nho gia, gồm 26 quyển, cụ thể như sau:  “Đại Học chương cú” 1 quyển, “Trung Dung chương cú” 1 quyển, “Luận Ngữ tập chú” 10 quyển và “Mạnh Tử tập chú” 14 quyển. Nội dung phát huy Lý học của Nhị Trình mà chủ yếu là Trình Di, xây dựng hệ thống quan điểm Lý học/ Nho học đặc sắc đời Tống. Bản in năm Càn Long thứ 40 (1775) thuộc Kinh bộ - Khâm định Tứ khố toàn thư hội yếu, gồm 26 quyển, 863 trang, bố cục gồm 4 sách Đại học (41 trang), Trung dung (69 trang), Luận ngữ (320 trang), Mạnh Tử (433 trang).

Theo tự thuật, Chu Hi đã bỏ công phu trước thuật gần hai mươi năm mới hoàn thành, nhân khi dẫn dụng nhiều cách giải thích của nhị Trình, và các nhà khác, nên ông đặt tên là “tập chú”.

Nho giáo có từ thời Nghiêu Thuấn, cách đây năm ngàn năm, được phát huy mạnh mẽ nhờ Khổng Tử (551 đến 478 trước CN), nối tiếp qua Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử (372 đến 289 trước CN).

Phái Tăng Tử nước Lỗ truyền đến Mạnh Tử rồi không còn người nối được đạo thống nữa. Hậu nho cho rằng Nho giáo truyền đến đó là gián đoạn, mãi tới đời Tống mới có bọn Trình Hạo, Trình Di và Chu Hi tiếp nối được mối học cũ.

Cuối đời Chiến Quốc, các học phái Nho giáo tuy vẫn còn nhiều, nhưng phái nào cũng chỉ chuyên về mặt lễ nghĩa, chính trị thôi, bỏ mất cái học uyên áo lúc ban đầu. Xem như sau Mạnh Tử chừng mười năm mà Tuân Tử, tuy cũng là một tay cự phách của Nho giáo, mà học thuyết, tông chi đã có điều khác với tông chỉ của Khổng giáo rồi. Đến các đệ tử của ông là Lý Tư và Hàn Phi Tử, sự sai lệch càng lớn, biệt lập hẳn ra một phái, gọi là phái pháp trị.

Trong bốn trăm năm đời Lưỡng Hán, những nhà Nho học danh tiếng cũng khá nhiều, như các danh nho Đổng Trọng Thư, Dương Hùng, Vương Sung, có công sưu tầm những sách cũ, giải thích các ý nghĩa, xếp đặt các kinh truyện lưu truyền ở đời, nhờ vậy mà hậu thế mới biết rõ đạo thánh hiền, nhưng họ lại quá thiên về cái học chương cú, huấn hỗ, bỏ mất nghĩa lý sâu xa, thành thử tinh thần Nho giáo sai lạc đi mất nhiều. Phải đợi tới đời Tống, mới có các học giả nghiên cứu kinh điển, chỉnh lý lại những chỗ sai sót, góp nhặt các lời chú thích của tiên nho, thêm thắt những lời chú thích của các nhà nho đương thời, họp thành bộ TỨ THƯ TẬP CHÚ.

Theo lời thuật của Chu Hi, từ năm ba mươi tuổi, ông đã bỏ hết tâm huyết vào việc nghiên cứu kinh sách Nho học, viết ra các sách “Luận ngữ tập chú” và “Mạnh Tử tập chú”.

Ông lại tách hai thiên “Đại Học” và “Trung Dung” trong bộ Lễ Ký ra thành hai cuốn riêng biệt, bỏ công chú giải và gom nhặt ý kiến chú giải của các nhà nho khác, đặc biệt là của hai anh em họ Trình - Trình Hạo và Trình Di - mà ông tôn làm thầy, soạn ra hai cuốn “Đại Học chương cú” và “Trung Dung chương cú”.

“Trung Dung chương cú” là tâm pháp của Khổng Môn, là nguyên tắc tư tưởng của Nho gia truyền từ đời này sang đời khác, trong đó tác giả Tử Tư đề ra những tiêu chuẩn rất cao cho các hành vi đạo đức, đề xuất một phương pháp trong quá trình học tập là: học rộng, hỏi kỹ, suy nghĩ sâu, biện luận chính xác.

Vì thế mà “Đại Học” và “Trung Dung” mới chiếm địa vi rất cao, sánh ngang với “Luận Ngữ” và “Mạnh Tử”, họp thành bộ TỨ THƯ.

Thời gian Chu Hi dành cho việc soạn thảo bộ “TỨ THƯ TẬP CHÚ” gần như là cả cuộc đời, mà phương pháp làm việc của ông lại là điều khiến chúng ta vô cùng khâm phục.

Nghề in hoạt bản đã được phát minh rất sớm tại Trung Quốc, số kinh sách in ra cũng khá nhiều. Nhưng Chu Hi không đặt trọn tin tưởng vào các bản in mới. Ông để tâm tới những bản “cổ văn” được tìm thấy nơi vách nhà Khổng Tử, nhân dịp người ta phá nếp nhà cũ của ngài, để sửa lại thành nơi thờ tự Đức Thánh cho được trang nghiêm hơn. Những bản cổ văn đó chỉ là chữ khắc trên thẻ tre. Những thẻ này được khâu lại với nhau bằng chỉ. Nhưng qua hàng ngàn năm, chỉ khâu đứt, mối mọt đục phá, Chu Hi phải đối chiếu với các bản “kim văn” để thiết lập lại nguyên tác trong “cổ văn”. Ông đã làm việc với một tinh thần khoa học, không dựa theo sự suy đoán riêng tư để sửa chữa văn của cổ nhân. Chính vì thế, những kiến giải uyên bác của Chu Hi không những chiếm giữ địa vi chính thống trong nền học thuật Trung Quốc mà còn gây ảnh hưởng sâu rộng đến các nước lân cận Triều Tiên, Nhựt Bản và Việt Nam.

Ngày nay, tìm hiểu và dịch thuật Tứ Thư, chúng tôi trân trọng công trình nghiêm túc của Chu Hi trải qua hàng ngàn năm đã được coi là sách gối đầu giường của bao thế hệ nho sĩ, trí thức nước nhà. Và chúng tôi bám sát bộ TỨ THƯ TẬP CHÚ, tuyệt đối không thêm bớt một chữ. Tuy nhiên, về mặt hình thức, chúng tôi nhận thấy lối chia sách thành quyển, thành thiên như Chu Hi chưa được thỏa đáng. Vả chăng lối phân chia đó cũng không dựa trên một tiêu chuẩn thống nhất, nên chúng tôi mạn phép theo tập quán hiện thời, chia sách TỨ THƯ TẬP CHÚ thành các chương, mỗi chương sẽ gồm một số tiết cụ thể như sau:

1/ Sách “Luận Ngữ” gồm có 20 chương: Chu Hi chia thành hai mươi “thiên”, cứ hai thiên lại ghép với nhau thành một quyển. Chúng tôi bỏ lối chia sách thành quyển như thế.
2/ Sách “Mạnh Tử” gồm có 7 quyển, mỗi quyển lại phân làm 2 thiên: chương cú thượng và chương cú hạ. Chúng tôi sẽ chia sách thành 14 chương, chẳng hạn: chương đầu là “Lương Huệ vương chương cú thượng, chương thứ hai là “Lương Huệ vương chương cú hạ”, chương thứ ba là “Công Tôn Sửu chương cú thượng”, vân vân...
3/ Sách “Đại Học”, như chúng ta đều biết, gồm 1 chương kinh văn là lời của Khổng Tử, và 10 chương truyện là lời của Tăng Tử giải thích kinh văn. Chúng tôi sẽ chia thành chương như sau :
a/ Chương I: phần kinh văn.
b/ Từ chương II đến chương XI là phần truyện
4/ Sách “Trung Dung” gồm có lời giải thích của anh em Trình Hạo , Trình Di và Chu Hi, lời Tử Tư chép lại kinh văn và lời Tử Tư giải thích kinh văn. Những phần đó được xếp đặt xen kẽ nhau, chúng tôi theo đúng cách sắp xếp của Chu Hi, mà không xếp đặt lại, gồm tất cả là 33 chương.

Trong cả 4 cuốn, chúng tôi giữ đúng thứ tự của từng chương, mỗi chương có một số tiết được đánh số Ả Rập, thứ tự của các tiết này được giữ đúng theo nguyên bản TỨ THƯ TẬP CHÚ của Chu Hi, không đảo lộn và không thêm bớt.

o0o

Xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học, thủa nhỏ còn may mắn được nghe giảng Thi Thư, lớn lên đến bậc trung học lại được thụ giáo với các vị túc nho cuối cùng như cụ Nghè Nguyễn Sĩ Giác, cụ Tú Trần Văn Thiệp... chúng tôi vốn luôn dành một tình cảm trân trọng đối với cái học cửa Khổng sân Trình. Cho nên gần đây trong lúc nghỉ hưu có thời gian rảnh rỗi, được gợi ý dịch lại bộ Tứ Thư, thật là một đề nghị hết sức thú vị, khó cưỡng lại, dầu chúng tôi tự biết năng lực bản thân cũng còn có chỗ bất cập. Tất nhiên nghiên cứu, dịch thuật Tứ Thư ngày nay, chúng ta có nhiều thuận lợi so với các bậc tiền bối. Trước hết, ta có sẵn các công trình nghiêm túc của họ để tùy nghi lặt lựa ra các ưu điểm về nghĩa lý: các sách của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến và Tùng Văn Nguyễn Đôn Phục, của Sào Nam Phan Bội Châu, của Đoàn Trung Còn, Lê Phục Thiện... trong nhiều trường hợp đã cung cấp cho chúng tôi những chỉ dẫn cơ bản. Những bản dịch và chú giải công phu của các học giả Trung Hoa và châu Âu hiện đại có thể tìm được khá dễ dàng lại giúp tôi có cơ hội đối chiếu, cân nhắc khi quyết định chọn một cách hiểu thỏa đáng. Vì thế trong trường hợp này, chúng tôi đem hết lòng thành, mô phỏng người xưa để xin thưa với các bạn sử dụng sách rằng: Đọc bộ Tứ Thư Tập Chú này, thấy cái hay thì là của thánh hiền, thấy cái giỏi là của tiền bối, còn chỗ sơ sót chắc chắn không tránh khỏi thì đương nhiên là của dịch giả vậy!

Cuối cùng, theo thông lệ, chúng tôi được phép ghi nhận sự khuyến khích, giúp đỡ của các bạn cùng sở thích về cổ văn như các nhà giáo Cù An Hưng, Cao Bá Vũ, Nguyễn Quốc Đoan ... và nhất là anh Lê Nguyên Đại, người xưa nay luôn có tâm huyết với nền văn hóa truyền thông như tôi được biết từ khi anh mới về cùng dạy ở trường Nữ Trung học Trưng Vương Sài Gòn hai mươi lăm năm trước đây. Chính anh là người đã gợi ý và tạo điều kiện để tôi hoàn thành bản lịch này. Xin chân thành cảm ơn tất cả.

Dịch giả cẩn chí
NGUYỄN ĐỨC LÂN
Tháng 6 năm 1998


Xem bản tiếng Trung:

四書集注章句•大學章句(PDF)
四書集注章句·論語集注·卷一~卷六(PDF)
四書集注章句·論語集注·卷七~卷十(PDF)
四書集注章句•孟子集注•卷一~卷二(PDF)
四書集注章句•孟子卷三~孟子卷四(PDF)
四書集注章句•孟子卷五~孟子卷七(PDF)
四書集注章句·中庸章句 (PDF)

Download: Tứ Thư Chương Cú Tập Chú - Chu Hy

Xem hướng dẫn download tại đây

P.S: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏnig, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.

MUA SÁCH GIẤY

Giá: 650.000 vnđ
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

Tứ Thư Tập Chú - Chu Hy

TỨ THƯ TẬP CHÚ
Tác giả: Chu Hy
Dịch giả: Nguyễn Đức Lân
NXB Văn Hóa Thông Tin 1998

1386 Trang

“TỨ THƯ TẬP CHÚ” là tên gọi tắt của sách “Tứ thư chương cú tập chú”, tác giả là Chu Hy (1130 - 1200), một nhà kinh học nối tiếng đời Tống. Ông đã chú giải 4 sách Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử, tác phẩm chú thích Tứ thư của Nho gia, gồm 26 quyển, cụ thể như sau:  “Đại Học chương cú” 1 quyển, “Trung Dung chương cú” 1 quyển, “Luận Ngữ tập chú” 10 quyển và “Mạnh Tử tập chú” 14 quyển. Nội dung phát huy Lý học của Nhị Trình mà chủ yếu là Trình Di, xây dựng hệ thống quan điểm Lý học/ Nho học đặc sắc đời Tống. Bản in năm Càn Long thứ 40 (1775) thuộc Kinh bộ - Khâm định Tứ khố toàn thư hội yếu, gồm 26 quyển, 863 trang, bố cục gồm 4 sách Đại học (41 trang), Trung dung (69 trang), Luận ngữ (320 trang), Mạnh Tử (433 trang).

Theo tự thuật, Chu Hi đã bỏ công phu trước thuật gần hai mươi năm mới hoàn thành, nhân khi dẫn dụng nhiều cách giải thích của nhị Trình, và các nhà khác, nên ông đặt tên là “tập chú”.

Nho giáo có từ thời Nghiêu Thuấn, cách đây năm ngàn năm, được phát huy mạnh mẽ nhờ Khổng Tử (551 đến 478 trước CN), nối tiếp qua Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử (372 đến 289 trước CN).

Phái Tăng Tử nước Lỗ truyền đến Mạnh Tử rồi không còn người nối được đạo thống nữa. Hậu nho cho rằng Nho giáo truyền đến đó là gián đoạn, mãi tới đời Tống mới có bọn Trình Hạo, Trình Di và Chu Hi tiếp nối được mối học cũ.

Cuối đời Chiến Quốc, các học phái Nho giáo tuy vẫn còn nhiều, nhưng phái nào cũng chỉ chuyên về mặt lễ nghĩa, chính trị thôi, bỏ mất cái học uyên áo lúc ban đầu. Xem như sau Mạnh Tử chừng mười năm mà Tuân Tử, tuy cũng là một tay cự phách của Nho giáo, mà học thuyết, tông chi đã có điều khác với tông chỉ của Khổng giáo rồi. Đến các đệ tử của ông là Lý Tư và Hàn Phi Tử, sự sai lệch càng lớn, biệt lập hẳn ra một phái, gọi là phái pháp trị.

Trong bốn trăm năm đời Lưỡng Hán, những nhà Nho học danh tiếng cũng khá nhiều, như các danh nho Đổng Trọng Thư, Dương Hùng, Vương Sung, có công sưu tầm những sách cũ, giải thích các ý nghĩa, xếp đặt các kinh truyện lưu truyền ở đời, nhờ vậy mà hậu thế mới biết rõ đạo thánh hiền, nhưng họ lại quá thiên về cái học chương cú, huấn hỗ, bỏ mất nghĩa lý sâu xa, thành thử tinh thần Nho giáo sai lạc đi mất nhiều. Phải đợi tới đời Tống, mới có các học giả nghiên cứu kinh điển, chỉnh lý lại những chỗ sai sót, góp nhặt các lời chú thích của tiên nho, thêm thắt những lời chú thích của các nhà nho đương thời, họp thành bộ TỨ THƯ TẬP CHÚ.

Theo lời thuật của Chu Hi, từ năm ba mươi tuổi, ông đã bỏ hết tâm huyết vào việc nghiên cứu kinh sách Nho học, viết ra các sách “Luận ngữ tập chú” và “Mạnh Tử tập chú”.

Ông lại tách hai thiên “Đại Học” và “Trung Dung” trong bộ Lễ Ký ra thành hai cuốn riêng biệt, bỏ công chú giải và gom nhặt ý kiến chú giải của các nhà nho khác, đặc biệt là của hai anh em họ Trình - Trình Hạo và Trình Di - mà ông tôn làm thầy, soạn ra hai cuốn “Đại Học chương cú” và “Trung Dung chương cú”.

“Trung Dung chương cú” là tâm pháp của Khổng Môn, là nguyên tắc tư tưởng của Nho gia truyền từ đời này sang đời khác, trong đó tác giả Tử Tư đề ra những tiêu chuẩn rất cao cho các hành vi đạo đức, đề xuất một phương pháp trong quá trình học tập là: học rộng, hỏi kỹ, suy nghĩ sâu, biện luận chính xác.

Vì thế mà “Đại Học” và “Trung Dung” mới chiếm địa vi rất cao, sánh ngang với “Luận Ngữ” và “Mạnh Tử”, họp thành bộ TỨ THƯ.

Thời gian Chu Hi dành cho việc soạn thảo bộ “TỨ THƯ TẬP CHÚ” gần như là cả cuộc đời, mà phương pháp làm việc của ông lại là điều khiến chúng ta vô cùng khâm phục.

Nghề in hoạt bản đã được phát minh rất sớm tại Trung Quốc, số kinh sách in ra cũng khá nhiều. Nhưng Chu Hi không đặt trọn tin tưởng vào các bản in mới. Ông để tâm tới những bản “cổ văn” được tìm thấy nơi vách nhà Khổng Tử, nhân dịp người ta phá nếp nhà cũ của ngài, để sửa lại thành nơi thờ tự Đức Thánh cho được trang nghiêm hơn. Những bản cổ văn đó chỉ là chữ khắc trên thẻ tre. Những thẻ này được khâu lại với nhau bằng chỉ. Nhưng qua hàng ngàn năm, chỉ khâu đứt, mối mọt đục phá, Chu Hi phải đối chiếu với các bản “kim văn” để thiết lập lại nguyên tác trong “cổ văn”. Ông đã làm việc với một tinh thần khoa học, không dựa theo sự suy đoán riêng tư để sửa chữa văn của cổ nhân. Chính vì thế, những kiến giải uyên bác của Chu Hi không những chiếm giữ địa vi chính thống trong nền học thuật Trung Quốc mà còn gây ảnh hưởng sâu rộng đến các nước lân cận Triều Tiên, Nhựt Bản và Việt Nam.

Ngày nay, tìm hiểu và dịch thuật Tứ Thư, chúng tôi trân trọng công trình nghiêm túc của Chu Hi trải qua hàng ngàn năm đã được coi là sách gối đầu giường của bao thế hệ nho sĩ, trí thức nước nhà. Và chúng tôi bám sát bộ TỨ THƯ TẬP CHÚ, tuyệt đối không thêm bớt một chữ. Tuy nhiên, về mặt hình thức, chúng tôi nhận thấy lối chia sách thành quyển, thành thiên như Chu Hi chưa được thỏa đáng. Vả chăng lối phân chia đó cũng không dựa trên một tiêu chuẩn thống nhất, nên chúng tôi mạn phép theo tập quán hiện thời, chia sách TỨ THƯ TẬP CHÚ thành các chương, mỗi chương sẽ gồm một số tiết cụ thể như sau:

1/ Sách “Luận Ngữ” gồm có 20 chương: Chu Hi chia thành hai mươi “thiên”, cứ hai thiên lại ghép với nhau thành một quyển. Chúng tôi bỏ lối chia sách thành quyển như thế.
2/ Sách “Mạnh Tử” gồm có 7 quyển, mỗi quyển lại phân làm 2 thiên: chương cú thượng và chương cú hạ. Chúng tôi sẽ chia sách thành 14 chương, chẳng hạn: chương đầu là “Lương Huệ vương chương cú thượng, chương thứ hai là “Lương Huệ vương chương cú hạ”, chương thứ ba là “Công Tôn Sửu chương cú thượng”, vân vân...
3/ Sách “Đại Học”, như chúng ta đều biết, gồm 1 chương kinh văn là lời của Khổng Tử, và 10 chương truyện là lời của Tăng Tử giải thích kinh văn. Chúng tôi sẽ chia thành chương như sau :
a/ Chương I: phần kinh văn.
b/ Từ chương II đến chương XI là phần truyện
4/ Sách “Trung Dung” gồm có lời giải thích của anh em Trình Hạo , Trình Di và Chu Hi, lời Tử Tư chép lại kinh văn và lời Tử Tư giải thích kinh văn. Những phần đó được xếp đặt xen kẽ nhau, chúng tôi theo đúng cách sắp xếp của Chu Hi, mà không xếp đặt lại, gồm tất cả là 33 chương.

Trong cả 4 cuốn, chúng tôi giữ đúng thứ tự của từng chương, mỗi chương có một số tiết được đánh số Ả Rập, thứ tự của các tiết này được giữ đúng theo nguyên bản TỨ THƯ TẬP CHÚ của Chu Hi, không đảo lộn và không thêm bớt.

o0o

Xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học, thủa nhỏ còn may mắn được nghe giảng Thi Thư, lớn lên đến bậc trung học lại được thụ giáo với các vị túc nho cuối cùng như cụ Nghè Nguyễn Sĩ Giác, cụ Tú Trần Văn Thiệp... chúng tôi vốn luôn dành một tình cảm trân trọng đối với cái học cửa Khổng sân Trình. Cho nên gần đây trong lúc nghỉ hưu có thời gian rảnh rỗi, được gợi ý dịch lại bộ Tứ Thư, thật là một đề nghị hết sức thú vị, khó cưỡng lại, dầu chúng tôi tự biết năng lực bản thân cũng còn có chỗ bất cập. Tất nhiên nghiên cứu, dịch thuật Tứ Thư ngày nay, chúng ta có nhiều thuận lợi so với các bậc tiền bối. Trước hết, ta có sẵn các công trình nghiêm túc của họ để tùy nghi lặt lựa ra các ưu điểm về nghĩa lý: các sách của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến và Tùng Văn Nguyễn Đôn Phục, của Sào Nam Phan Bội Châu, của Đoàn Trung Còn, Lê Phục Thiện... trong nhiều trường hợp đã cung cấp cho chúng tôi những chỉ dẫn cơ bản. Những bản dịch và chú giải công phu của các học giả Trung Hoa và châu Âu hiện đại có thể tìm được khá dễ dàng lại giúp tôi có cơ hội đối chiếu, cân nhắc khi quyết định chọn một cách hiểu thỏa đáng. Vì thế trong trường hợp này, chúng tôi đem hết lòng thành, mô phỏng người xưa để xin thưa với các bạn sử dụng sách rằng: Đọc bộ Tứ Thư Tập Chú này, thấy cái hay thì là của thánh hiền, thấy cái giỏi là của tiền bối, còn chỗ sơ sót chắc chắn không tránh khỏi thì đương nhiên là của dịch giả vậy!

Cuối cùng, theo thông lệ, chúng tôi được phép ghi nhận sự khuyến khích, giúp đỡ của các bạn cùng sở thích về cổ văn như các nhà giáo Cù An Hưng, Cao Bá Vũ, Nguyễn Quốc Đoan ... và nhất là anh Lê Nguyên Đại, người xưa nay luôn có tâm huyết với nền văn hóa truyền thông như tôi được biết từ khi anh mới về cùng dạy ở trường Nữ Trung học Trưng Vương Sài Gòn hai mươi lăm năm trước đây. Chính anh là người đã gợi ý và tạo điều kiện để tôi hoàn thành bản lịch này. Xin chân thành cảm ơn tất cả.

Dịch giả cẩn chí
NGUYỄN ĐỨC LÂN
Tháng 6 năm 1998


Xem bản tiếng Trung:

四書集注章句•大學章句(PDF)
四書集注章句·論語集注·卷一~卷六(PDF)
四書集注章句·論語集注·卷七~卷十(PDF)
四書集注章句•孟子集注•卷一~卷二(PDF)
四書集注章句•孟子卷三~孟子卷四(PDF)
四書集注章句•孟子卷五~孟子卷七(PDF)
四書集注章句·中庸章句 (PDF)

Download: Tứ Thư Chương Cú Tập Chú - Chu Hy

Xem hướng dẫn download tại đây

P.S: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏnig, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.

MUA SÁCH GIẤY

Giá: 650.000 vnđ
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Tứ Thư Tập Chú - Chu Hy
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Top