Kim Bình Mai – Tiếu Tiếu Sinh
Kim Bình Mai (金瓶梅, Jīnpíngméi), tên đầy đủ là Kim Bình Mai từ thoại (Truyện kể có xen thi từ về Kim Bình Mai); là bộ tiểu thuyết dài gồm 100 hồi của Trung Quốc.
Kim Bình Mai là một trong “Tứ đại kì thư” của nền văn học cổ điển Trung Quốc, bên cạnh Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí, Thủy hử. Ra đời vào thời Gia Tĩnh (1522 – 1566) triều Minh, tác phẩm được coi là bộ trường thiên tiểu thuyết mở đường cho thể loại truyện “thế tình” tạo được sức hấp dẫn lớn đối với người đọc.
Đây là “bộ truyện dài đầu tiên mà cốt truyện hoàn toàn là hư cấu sáng tạo của một cá nhân”. Trước đó, các truyện kể đều dựa ít nhiều vào sử sách hoặc truyện kể dân gian, và đều là sự chắp nối công công sức của nhiều người. Tên truyện do tên ba nhân vật nữ là Phan Kim Liên, Lý Bình Nhi và Bàng Xuân Mai mà thành.
Theo một số nhà nghiên cứu văn học, thì tác giả là một người ở Sơn Đông không rõ họ tên, có bút hiệu là Tiếu Tiếu Sinh (có nghĩa là “Ông thầy cười”).
Có thể nói trong các tiểu thuyết viết về “nhân tình thế thái” (nói gọn là “thế tình”, tức “tình đời”) ở Trung Quốc, thì đây là truyện có tiếng nhất, đã khiến cho nhiều người bàn luận.
Về bộ tiểu thuyết Kim Bình Mai
Theo bài tựa của Hân Hân Tử ở trong sách Kim Bình Mai từ thoại, thì tác giả là Lan Lăng Tiếu Tiếu sinh (có nghĩa là “Ông thầy cười” ở Lan Lăng) hay nói gọn là Tiếu Tiếu Sinh.
Song đây chỉ là bút hiệu, còn tên thật của tác giả là gì thì có nhiều lời đồn đoán, như đó có thể là Hân Hân Tử, là Vương Thế Trinh, hoặc là: Lý Khai Tiên, Triệu Nam Tinh, Tiết Ứng Kỳ,…nhưng tất cả đều không đủ chứng cứ để chắc chắn. Vì vậy, trong cuốn Vạn Lịch dã hoạch biên, Thẩm Đức Phù chỉ nói tác giả là một “đại danh sĩ” thời Gia Tĩnh (niên hiệu vua Minh Thế Tông từ 1522 đến 1566). Ý kiến này có thể xác đáng, vì thời gian sáng tác và thời gian sống của tác giả khá ăn khớp nhau.
Tuy chưa thể quả quyết, nhưng qua tác phẩm có thể thấy, tác giả dùng tiếng địa phương Sơn Đông rất thành thạo, và Lan Lăng chính là tên cũ của huyện Dịch thuộc tỉnh Sơn Đông; vậy rất có thể tác giả là người Sơn Đông, và từng sống ở Bắc Kinh, vì trong tác phẩm hầu như đều lấy nơi đây làm bối cảnh[5].
Kim Bình Mai có lẽ viết xong vào khoảng từ năm Long Khánh thứ 2 (niên hiệu của vua Minh Mục Tông) đến năm Vạn Lịch thứ 30 (niên hiệu của vua Minh Thần Tông), tức từ 1568 đến 1602, nhưng phải 8 năm sau (1610) tác phẩm mới được khắc in, vì bị ghép vào loại “dâm thư”.
Theo nhà văn Lỗ Tấn, ban đầu chỉ có bản chép tay. Sau, Viên Hoằng Đạo có thấy được vài hồi, bèn đem ghép với Thủy Hử truyện, và gọi là Ngoại điển. Đến năm 1610, tác phẩm mới được khắc in ở Ngộ Trung. Nhưng vì hồi 53 đến hồi 57 đã khuyết mất, nên có người (không rõ là ai) đã phải viết bổ sung.
Những bản Kim Bình Mai hiện còn chia làm hai loại:
Kim Bình Mai từ thoại. Đầu quyển có bài tựa của Long Châu Khánh, là người đất Đông Ngô, viết năm Vạn Lịch thứ 15 (1617) đời nhà Minh.
Nguyên bản Kim Bình Mai, viết vào khoảng những năm Thiên Khải đời nhà Minh (Niên hiệu của Minh Hy Tông, từ 1621 đến 1627).
Sự khác nhau chủ yếu của chúng thể hiện ở chỗ nửa đầu của hồi thứ nhất, hồi thứ 53 và hồi thứ 54 là hoàn toàn khác nhau về lối hành văn, thí dụ như ở loại 1 phần lớn là từ, thì ở loại 2 phần lớn lại là thơ…
Trong Kim Bình Mai, hiện thực được phản ánh là bộ mặt thật của xã hội phong kiến thời Minh, từ sau Chính Đức (1521) đến giữa Vạn Lịch (1570-1620).
Tác giả muốn thông qua nhân vật điển hình là Tây Môn Khánh để vạch trần sự xấu xa bỉ ổi của xã hội lúc bấy giờ một cách khách quan, cụ thể và chi tiết. Trong cuộc hội thảo quốc gia về bộ truyện này ở Trung Quốc năm 1987, đã khẳng định giá trị phê phán và hiện thực của tác phẩm và vị trí quan trọng của nó trong quá trình phát triển chủ nghĩa hiện thực. Vì thế, nó đã được phép phát hành rộng rãi và dựng thành phim.
Theo Lời Tựa của một “Danh sĩ đời Minh” (và cũng là tác giả), viết vào mùa hạ năm Gia Tĩnh thứ 37 (Mậu Ngọ, 1558) đề ở đầu bộ truyện, thì đây là một tác phẩm mà các nhân vật đều tuân theo luật “báo ứng”, cốt để người đọc “sợ sệt mà tự răn mình, đồng thời tự di dưỡng tâm tính”. Vì thế, theo GS. Lương Duy Thứ, tác giả đã đưa người đọc đến một kết luận rằng: cuộc đời chỉ là sự minh họa cho chân lý nhà Phật “sắc không, không sắc”, và rốt cuộc giải pháp cũng chỉ có thể là con đường “Minh ngộ” (có nghĩa hiểu được chân lý của sự giác ngộ) mà thôi.
Và cũng theo giáo sư, trong lịch sử văn học Trung Quốc “phải đợi đến Kim Bình Mai mới xuất hiện một kiểu nhân vật thoát ly hẳn lịch sử, và có sự đa dạng trong tính cách, không còn ‘trắng đen minh bạch’ như trước kia. Song, cũng vì hướng nhân vật theo luật ‘quả báo’, nên tính cách nhân vật thay đổi có phần gượng ép, thí dụ như Lý Bình Nhi trước kia hung ác hiểm độc, sau lại hiền lành nhu nhược; Phan Kim Liên trước kia kín đáo để ranh ma, sau lại đứng đắn tử tế”…
Về mặt nghệ thuật, tác giả đã sáng tạo được một số nhân vật rất điển hình (Tây Môn Khánh, Phan Kim Liên, Bàng Xuân Mai,…), đồng thời có tài làm cho các tính cách nhân vật khác nhau khá rõ. Một điểm đáng chú ý nữa, đó là người viết đã vượt qua nhiều khuyết điểm của loại chuyện chương hồi khác; có nghĩa là tác giả người “viết chuyện” chứ không phải là người “thuật chuyện”, vì thế những sự việc tiếp diễn đều do nhân vật tự bộc lộ. Riêng phần phong cách ngôn ngữ trong truyện, nhìn chung là trong sáng, dí dỏm và trau chuốt.
Giai thoại về sức hấp dẫn của sách Kim Bình Mai
Từ cuối thời Minh đã có người cho rằng Kim Bình Mai được Vương Thế Trinh viết ra là để trả thù cho cha vốn trước bị Nghiêm Tung ám hại. Do uy thế họ Nghiêm quá lớn nên Vương Thế Trinh không thể làm gì được. Sau dò biết rằng Nguyễn Ngọc Thanh Phương (con trai độc nhất của Nghiêm Tung) rất thích đọc truyện khiêu dâm và có thói quen hay lấy tay thấm nước miếng để giở sách, Vương Thế Trinh liền cố công viết nên truyện Kim Bình Mai thật hấp dẫn và đưa đến cho Nguyễn Ngọc Thanh Phương, mỗi góc trang sách đều có tẩm thuốc độc. Nhưng vì sách hay quá, Nguyễn Ngọc Thanh Phương vì vội lật trang mà không kịp cả đưa tay thấm nước trong miệng nên mục đích của Vương Thế Trinh không thành.
Về bản dịch tiếng Việt của Kim Bình Mai
Tại Việt Nam, bản dịch Kim Bình Mai lưu hành hiện nay do Nhà xuất bản Chiêu Dương ấn hành năm 1969, về sau được Nhà xuất bản Khoa học Xã hội năm 1989 in lại với số lượng lớn, chia làm hai loại: loại trọn bộ 4 tập và loại trọn bộ 8 tập, nội dung hoàn toàn như nhau. Năm 2000, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây tổ chức tái bản bộ sách này với lời giới thiệu của Giáo sư Phan Văn Các, nhà nghiên cứu, dịch giả, Viện trưởng viện nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam; ấn phẩm lần này in theo bản in đó.
Download truyện Kim Bình Mai – Tiếu Tiếu Sinh:
Kim Bình Mai.pdf Download
Kim Bình Mai.prc Download
Kim Bình Mai.epub Download
Kim Bình Mai.azw3 Download
Kim Bình Mai.mobi Download
Kim Bình Mai (金瓶梅, Jīnpíngméi), tên đầy đủ là Kim Bình Mai từ thoại (Truyện kể có xen thi từ về Kim Bình Mai); là bộ tiểu thuyết dài gồm 100 hồi của Trung Quốc.
Kim Bình Mai là một trong “Tứ đại kì thư” của nền văn học cổ điển Trung Quốc, bên cạnh Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí, Thủy hử. Ra đời vào thời Gia Tĩnh (1522 – 1566) triều Minh, tác phẩm được coi là bộ trường thiên tiểu thuyết mở đường cho thể loại truyện “thế tình” tạo được sức hấp dẫn lớn đối với người đọc.
Đây là “bộ truyện dài đầu tiên mà cốt truyện hoàn toàn là hư cấu sáng tạo của một cá nhân”. Trước đó, các truyện kể đều dựa ít nhiều vào sử sách hoặc truyện kể dân gian, và đều là sự chắp nối công công sức của nhiều người. Tên truyện do tên ba nhân vật nữ là Phan Kim Liên, Lý Bình Nhi và Bàng Xuân Mai mà thành.
Theo một số nhà nghiên cứu văn học, thì tác giả là một người ở Sơn Đông không rõ họ tên, có bút hiệu là Tiếu Tiếu Sinh (có nghĩa là “Ông thầy cười”).
Có thể nói trong các tiểu thuyết viết về “nhân tình thế thái” (nói gọn là “thế tình”, tức “tình đời”) ở Trung Quốc, thì đây là truyện có tiếng nhất, đã khiến cho nhiều người bàn luận.
Về bộ tiểu thuyết Kim Bình Mai
Theo bài tựa của Hân Hân Tử ở trong sách Kim Bình Mai từ thoại, thì tác giả là Lan Lăng Tiếu Tiếu sinh (có nghĩa là “Ông thầy cười” ở Lan Lăng) hay nói gọn là Tiếu Tiếu Sinh.
Song đây chỉ là bút hiệu, còn tên thật của tác giả là gì thì có nhiều lời đồn đoán, như đó có thể là Hân Hân Tử, là Vương Thế Trinh, hoặc là: Lý Khai Tiên, Triệu Nam Tinh, Tiết Ứng Kỳ,…nhưng tất cả đều không đủ chứng cứ để chắc chắn. Vì vậy, trong cuốn Vạn Lịch dã hoạch biên, Thẩm Đức Phù chỉ nói tác giả là một “đại danh sĩ” thời Gia Tĩnh (niên hiệu vua Minh Thế Tông từ 1522 đến 1566). Ý kiến này có thể xác đáng, vì thời gian sáng tác và thời gian sống của tác giả khá ăn khớp nhau.
Tuy chưa thể quả quyết, nhưng qua tác phẩm có thể thấy, tác giả dùng tiếng địa phương Sơn Đông rất thành thạo, và Lan Lăng chính là tên cũ của huyện Dịch thuộc tỉnh Sơn Đông; vậy rất có thể tác giả là người Sơn Đông, và từng sống ở Bắc Kinh, vì trong tác phẩm hầu như đều lấy nơi đây làm bối cảnh[5].
Kim Bình Mai có lẽ viết xong vào khoảng từ năm Long Khánh thứ 2 (niên hiệu của vua Minh Mục Tông) đến năm Vạn Lịch thứ 30 (niên hiệu của vua Minh Thần Tông), tức từ 1568 đến 1602, nhưng phải 8 năm sau (1610) tác phẩm mới được khắc in, vì bị ghép vào loại “dâm thư”.
Theo nhà văn Lỗ Tấn, ban đầu chỉ có bản chép tay. Sau, Viên Hoằng Đạo có thấy được vài hồi, bèn đem ghép với Thủy Hử truyện, và gọi là Ngoại điển. Đến năm 1610, tác phẩm mới được khắc in ở Ngộ Trung. Nhưng vì hồi 53 đến hồi 57 đã khuyết mất, nên có người (không rõ là ai) đã phải viết bổ sung.
Những bản Kim Bình Mai hiện còn chia làm hai loại:
Kim Bình Mai từ thoại. Đầu quyển có bài tựa của Long Châu Khánh, là người đất Đông Ngô, viết năm Vạn Lịch thứ 15 (1617) đời nhà Minh.
Nguyên bản Kim Bình Mai, viết vào khoảng những năm Thiên Khải đời nhà Minh (Niên hiệu của Minh Hy Tông, từ 1621 đến 1627).
Sự khác nhau chủ yếu của chúng thể hiện ở chỗ nửa đầu của hồi thứ nhất, hồi thứ 53 và hồi thứ 54 là hoàn toàn khác nhau về lối hành văn, thí dụ như ở loại 1 phần lớn là từ, thì ở loại 2 phần lớn lại là thơ…
Trong Kim Bình Mai, hiện thực được phản ánh là bộ mặt thật của xã hội phong kiến thời Minh, từ sau Chính Đức (1521) đến giữa Vạn Lịch (1570-1620).
Tác giả muốn thông qua nhân vật điển hình là Tây Môn Khánh để vạch trần sự xấu xa bỉ ổi của xã hội lúc bấy giờ một cách khách quan, cụ thể và chi tiết. Trong cuộc hội thảo quốc gia về bộ truyện này ở Trung Quốc năm 1987, đã khẳng định giá trị phê phán và hiện thực của tác phẩm và vị trí quan trọng của nó trong quá trình phát triển chủ nghĩa hiện thực. Vì thế, nó đã được phép phát hành rộng rãi và dựng thành phim.
Theo Lời Tựa của một “Danh sĩ đời Minh” (và cũng là tác giả), viết vào mùa hạ năm Gia Tĩnh thứ 37 (Mậu Ngọ, 1558) đề ở đầu bộ truyện, thì đây là một tác phẩm mà các nhân vật đều tuân theo luật “báo ứng”, cốt để người đọc “sợ sệt mà tự răn mình, đồng thời tự di dưỡng tâm tính”. Vì thế, theo GS. Lương Duy Thứ, tác giả đã đưa người đọc đến một kết luận rằng: cuộc đời chỉ là sự minh họa cho chân lý nhà Phật “sắc không, không sắc”, và rốt cuộc giải pháp cũng chỉ có thể là con đường “Minh ngộ” (có nghĩa hiểu được chân lý của sự giác ngộ) mà thôi.
Và cũng theo giáo sư, trong lịch sử văn học Trung Quốc “phải đợi đến Kim Bình Mai mới xuất hiện một kiểu nhân vật thoát ly hẳn lịch sử, và có sự đa dạng trong tính cách, không còn ‘trắng đen minh bạch’ như trước kia. Song, cũng vì hướng nhân vật theo luật ‘quả báo’, nên tính cách nhân vật thay đổi có phần gượng ép, thí dụ như Lý Bình Nhi trước kia hung ác hiểm độc, sau lại hiền lành nhu nhược; Phan Kim Liên trước kia kín đáo để ranh ma, sau lại đứng đắn tử tế”…
Về mặt nghệ thuật, tác giả đã sáng tạo được một số nhân vật rất điển hình (Tây Môn Khánh, Phan Kim Liên, Bàng Xuân Mai,…), đồng thời có tài làm cho các tính cách nhân vật khác nhau khá rõ. Một điểm đáng chú ý nữa, đó là người viết đã vượt qua nhiều khuyết điểm của loại chuyện chương hồi khác; có nghĩa là tác giả người “viết chuyện” chứ không phải là người “thuật chuyện”, vì thế những sự việc tiếp diễn đều do nhân vật tự bộc lộ. Riêng phần phong cách ngôn ngữ trong truyện, nhìn chung là trong sáng, dí dỏm và trau chuốt.
Giai thoại về sức hấp dẫn của sách Kim Bình Mai
Từ cuối thời Minh đã có người cho rằng Kim Bình Mai được Vương Thế Trinh viết ra là để trả thù cho cha vốn trước bị Nghiêm Tung ám hại. Do uy thế họ Nghiêm quá lớn nên Vương Thế Trinh không thể làm gì được. Sau dò biết rằng Nguyễn Ngọc Thanh Phương (con trai độc nhất của Nghiêm Tung) rất thích đọc truyện khiêu dâm và có thói quen hay lấy tay thấm nước miếng để giở sách, Vương Thế Trinh liền cố công viết nên truyện Kim Bình Mai thật hấp dẫn và đưa đến cho Nguyễn Ngọc Thanh Phương, mỗi góc trang sách đều có tẩm thuốc độc. Nhưng vì sách hay quá, Nguyễn Ngọc Thanh Phương vì vội lật trang mà không kịp cả đưa tay thấm nước trong miệng nên mục đích của Vương Thế Trinh không thành.
Về bản dịch tiếng Việt của Kim Bình Mai
Tại Việt Nam, bản dịch Kim Bình Mai lưu hành hiện nay do Nhà xuất bản Chiêu Dương ấn hành năm 1969, về sau được Nhà xuất bản Khoa học Xã hội năm 1989 in lại với số lượng lớn, chia làm hai loại: loại trọn bộ 4 tập và loại trọn bộ 8 tập, nội dung hoàn toàn như nhau. Năm 2000, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây tổ chức tái bản bộ sách này với lời giới thiệu của Giáo sư Phan Văn Các, nhà nghiên cứu, dịch giả, Viện trưởng viện nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam; ấn phẩm lần này in theo bản in đó.
Kim Bình Mai.pdf Download
Kim Bình Mai.prc Download
Kim Bình Mai.epub Download
Kim Bình Mai.azw3 Download
Kim Bình Mai.mobi Download
Xem hướng dẫn download tại đây
P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
MUA SÁCH GIẤY
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét